Floating Contact Form Portlet
Xuất bản thông tin

Quay lại Một số điều cần biết về vận chuyển hàng dễ hỏng

Việt Nam là quốc gia có nguồn thực phẩm, cây trồng phong phú. Việc chào sân các mặt hàng đặc sản này ra quốc tế nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu quốc gia là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, việc vận chuyển và thông quan là điều trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp nước ta khi xuất khẩu hàng hóa dễ hỏng này vì những quy định nghiêm ngặt của nước bạn. Kuehne+Nagel Việt Nam với kinh nghiệm hơn hai thập kỷ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi muốn chia sẻ những lưu ý để các doanh nghiệp có thể suôn sẻ hoàn thành việc đưa sản phẩm của mình ra thương trường quốc tế.

1. Bao bì và nhãn mác

Khi vận chuyển quốc tế, nhãn mác được chấp nhận chỉ do các đơn vị đảm bảo an toàn vê sinh thực phẩm theo quy định của nhà nước cung cấp. Các nhãn mác được in bởi công ty chế biến và đóng gói đều bị hải quan Việt Nam từ chối và không được phép xuất khẩu.

Còn khi nhập khẩu sản phẩm vào các nước, mỗi quốc gia hoặc vùng có những quy định riêng mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ và tuân thủ. Ví dụ cụ thể như sau:

Thị trường EU

Thực phẩm được đưa vào thị trường này cần đáp ứng các quy định về nhãn mác trên thùng carton, bao gồm:

  • Tên và địa chỉ của nhà đóng gói và nhà vận chuyển
  • Tên của sản phẩm (nếu không nhìn thấy sản phẩm từ phía ngoài của bao bì)
  • Nước xuất xứ
  • Phân loại và kích cỡ (theo các tiêu chuẩn marketing)

Với những lô hàng nhập khẩu các sản phẩm này nhằm mục đích chế biến, trên bao bì của hàng hóa cần phải ghi rõ cụm từ “intended for processing” (dùng cho mục đích chế biến) hoặc các cụm từ có nghĩa tương đương.

Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các sản phẩm dán nhãn tiêu dùng (ví dụ các sản phẩm đựng trong can, bình hoặc hộp), bạn sẽ phải để ý tới các quy định về dán nhãn trong Chỉ thị số 2000/13/EC ngày 20/3/2000 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu. Nhãn mác phải cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về thành phần sản phẩm, nhà sản xuất, phương pháp bảo quản và sơ chế.

Thị trường Mỹ

Nhãn bao bì cần làm nổi bật 2 yếu tố quan trọng mà theo cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng, nhãn mác thành phần dinh dưỡng mới của FDA làm cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa loại sản phẩm phù hợp, đó là lượng calo cho mỗi lần sử dụng sản phẩm và lượng dùng cho một lần sử dụng. Ngoài ra, bạn cần phải khai báo thêm Hàm lượng đường bổ sung và các chất dinh dưỡng phải được ghi rõ trên bao bì.

2. Quy cách đóng gói và bảo quản

Hàng thực phẩm đông lạnh

Mặt hàng này yêu cầu được đóng gói nghiêm ngặt: sử dụng những túi nhỏ bằng loại bao bì chống rò rỉ (như túi nylon có độ dày tối thiểu 0,1mm), miệng túi cần phải dán kín để giữ lanh, một số phải được hút chân không. Xếp các gói hàng nhỏ vào thùng có độ cứng hợp lý như xốp, gỗ, nhựa chuyên dụng,… vì chúng có thể được đặt chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển để tiết kiệm diện tích. Hàng thực phẩm loại này cần phải bảo quản ở nhiệt độ phù hợp nên sẽ được đóng gói cùng các loại vật liệu giữ lạnh. Khi đóng gói, bạn cần lưu ý:

  • Khí hóa lỏng: khi sử dụng loại vật liệu này, bạn cần chú ý vì có thể gây phỏng lạnh khi tiếp xúc trực tiếp với da;
  • Đá khô: nên quấn đá khô trong giấy báo để tránh tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa; lượng đá sử dụng sẽ tùy thuộc vào từng loại hàng hóa với tỷ lệ hợp lý là 2 hàng : 1 đá; đặc biệt, đá khô có thể gây nổ khi chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái khí do thay đổi áp suất và gây nguy hiểm cho người xung quanh do mảnh đá găm vào da tạo bỏng. Chính vì thế, khi sử dụng lạo vật liệu này, bạn cần hỏi ý kiến tư vấn của chuyên gia để giả thiểu tổn thất;
  • Đá ướt: đây là phương pháp thông dụng, tuy nhiên, bạn phải đảm bảo nước đá tan không được chảy ra khỏi kiện hàng. Vì thế, đá ướt nên được đựng trong các túi nylon; những kiện hàng được bảo quản bằng đá ướt cần dán nhãn yêu cầu để kiện hàng đứng đúng chiều trong suốt quá trình vận chuyển và các thùng hàng được gia cố chắc chắn bằng đai/nẹp để giữ lạnh tốt nhất cho hàng hóa bên trong.

Đối với loại thực phẩm này, nhiệt độ bảo quản cần cung cấp đáp ứng đúng khoảng sau đây:

  • Hải sản đông lạnh: -18 đến -22 độ C
  • Kem: -22 đến -25 độ C
  • Thực phẩm đồ nguội: -5 đến + 5 độ C

Quy cách đóng hàng thực phẩm đông lạnh xuất khẩu

Hàng cây, rau, hoa quả

Đối với loại hàng hóa này, các sản phẩm phải được bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong hộp bìa hoặc bao gai;

Thùng đựng phải có chất liệu cứng cáp để có thể xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

Vì đây là mặt hàng thực vật và dễ hư tổn nên khi đóng gói, bạn phải đảm bảo hàng hóa được bảo vệ và thông thoáng, tránh tình trạng yếm khí gây hỏng mốc.

Nhiệt độ để bảo quản loại hàng hóa này trong khoảng +2 đến +12 độ C. Tùy mặt hàng sẽ có mức nhiệt độ phù hợp nhưng nhìn chung, mức nhiệt phổ biến cụ thể như sau:

  • Trái cây, củ, quả: +2 đến +12 độ C
  • Hạt giống nông sản: +2 đến +8 độ C

Quý cách đóng gói hàng thực vật, rau và hoa quả xuất khẩu

Thực phẩm khô

Các mặt hàng thực phẩm khô cần được đóng gói trong nhiều lớp, kín, chống ẩm và chống va đập (dễ gây vỡ vụn thực phẩm), hút chân không để đảm bảo nguyên vẹn chất lượng thực phẩm;

Đóng gói kỹ càng để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng;

Sản phẩm cần có hạn sử dụng ít nhất 1 tháng tùy thời gian vận chuyển đến tay người nhận.

Các mặt hàng này có mức nhiệt độ phù hợp như sau:

  • Bánh: -5 đến +5 độ C
  • Các loại hạt: +2 đến +8 độ C

Quy cách đóng gói thực phẩm khô xuất khẩu

Vì mỗi loại thực phẩm có một mức nhiệt khác nhau nên việc bảo quản và vận chuyển đôi lúc trở nên rất phức tạp. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm khi vận chuyển mặt hàng này, bạn nên tìm hiểu giải pháp KN FreshChain được phát triển bởi Kuehne+Nagel dành riêng cho mặt hàng mau hỏng. Các chuyên gia của Kuehne+Nagel ở khắp nơi trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và giúp bạn trút bớt gánh nặng và lo lắng khi lô hàng của bạn được chịu trách nhiệm vận chuyển bởi Kuehne+Nagel. Tìm hiểu cách Kuehne+Nagel đã giúp một trong các khách hàng giảm thiểu chi phí vận chuyển và đảm bảo hiệu suất cao như thế nào tại đây.

3. Danh mục cấm

Cần lưu ý rằng: đối với chuyển phát nhanh quốc tế, các thực phẩm là thịt động vật, hải sản tươi sống, các loại quả, cây trồng, hạt nảy mầm được hầu hết bị cấm. Ở những quốc gia cho phép nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn ban hành để hoàn thành thủ tục thông quan.

4. Khai báo

Bạn cần khai báo trung thực, cụ thể, rõ ràng các mặt hàng thực phẩm được gửi trong bưu kiện. Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức liên quan vấn đề thủ tục khi có sự cố xảy ra. Hàng hóa sẽ được kiểm tra bằng máy quét tự động nên khó có thể qua mặt được Hải quan. Khi nhân viên Hải quan mở bao bì kiểm tra, các hàng hóa không hợp lý sẽ bị tiêu hủy ngay lập tức và thậm chi còn phải đóng thêm phạt phí.

Khi sử dụng giải pháp KN FreshChain, đội ngũ chuyên gia của Kuehne+Nagel sẽ tận tình sẽ giúp đỡ cũng như hỗ trợ bạn một cách tối đa trong quá trình thông quan và thanh tra hàng.

5. Các chứng từ cần thiết

Hàng hóa phải có đầy đủ hóa đơn thương mại và chứng từ xuất xứ hàng hóa để dễ dàng làm thủ tục thông quan. Ngoài ra, bạn (người gửi) cần chấp thuận nộp các loại thuế theo quy định của Chính phủ Việt Nam và xuất trình chứng từ nộp thuế cho nhân viên Hải quan. Đây là bước cuối cùng trong quá trình thông quan xuất/nhập khẩu nên cần cẩn trọng để hàng hóa của bạn được đảm bảo thông quan thành công.